Direct Traffic - Good or Bad
Direct Traffic là một trong những loại traffic ngoài Social Traffic, Organic Traffic... chúng ta có thể thấy chúng thông qua Google Analytics. Vậy Direct Traffic là gì và liệu nó tốt hay xấu, có ảnh hưởng gì đến thứ hạng của website bạn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Iris Tips.1. Direct Traffic là gì
Direct Traffic hay còn gọi là truy cập trực tiếp là lượng người dùng truy cập trực tiếp vào website của bạn, không thông qua bất kỳ website trung gian nào.Hiểu đơn giản Direct Traffic là lượng truy cập đến website bạn mà không có nguồn một nguồn giới thiệu được biết đến.
Vậy Direct Traffic đến từ những nguồn nào?
- Người dùng trực tiếp gõ địa chỉ trang web của bạn từ Address Bar hay từ Bookmark: Đây là nguồn khá phổ biến khi người dùng biết đến trang web của bạn (từ các nguồn khác) và sau đó ghi nhớ địa chỉ website của bạn (do nội dung hấp dẫn, mới mẻ hay giúp ích được cho công việc của họ...).- Một nguồn khác là đến từ các ứng dụng mobile: Khi lượng truy cập từ nguồn này tăng lên bạn có thể tạm an tâm rằng app của bạn đã khá thành công rồi đấy.
- Link dính kèm trong nội dung hoặc chữ ký email, file PDF...: Đây là một nguồn cũng khá quan trọng đối với các doanh nghiệp khi tiếp cập với khách hàng thông qua email.
- Hoặc đến từ các liên kết nguồn của Javscript, CSS, tập tin HTML offline...: Nguồn này có thể là với một số người nhưng đối với coder hay designer thì lại rất quen thuộc. Khi viết code hay thiết kế template họ thường đính kèm các liên kết nguốn vào các file JS, CSS hoặc tập tin HTML trong file chứa template.
- Và một số nguồn khác nữa.
2. Direct Traffic là Tốt hay Xấu?
Khi một tỉ lệ lớn người truy cập của bạn đến trực tiếp lên blog của bạn, nó cho thấy rằng họ đang từng bước công nhận tư duy của bạn. Ví dụ, nếu ai đó đang tìm thủ thuật, họ có thể đi đến một công cụ tìm kiếm và thực hiện việc tìm kiếm, hoặc họ có thể gõ iris-tips.blogspot.com trong trình duyệt của họ và đi thẳng tới đó. Trong tình huống này, người truy cập cảm thấy rằng không có nhu cầu để thực hiện việc tìm kiếm thủ thuật, họ sẽ đi thẳng đến website của bạn, bởi nó đã được công nhận là một nguồn có giá trị, có chứa các thông tin cần thiết mà họ tìm kiếm.Direct traffic không phụ thuộc vào các yếu tố như search engine ranking hay social media. Những nguồn này có thể là những nguồn phổ biến và có giá trị, nhưng nó luôn luôn có chút gì đó ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Ví dụ như một ngày đẹp trời website của chúng ta lọt vào blacklist của Google hay như gần đây trường hợp của tsu(dot)co trên Facebook chẳng hạn. Nhưng nếu mọi người biết trang web bạn và họ truy cập bằng cách trực tiếp, không có gì để ngăn cản họ.
Nguồn truy cập mà bạn nhận được một cách trực tiếp có thể là nguồn bạn mong muốn nhất. Mọi người đến với blog của bạn bởi vì họ muốn tìm một cái gì đó, hoặc xem những bài viết mới gì đã được công bố. Trong hầu hết các trường hợp, họ đã quen thuộc với blog của bạn và họ lựa chọn quay trở lại.
2a) Tầm quan trọng của Direct Traffic
Direct Traffic khá quan trọng, đặc biệt đối với những website buôn bán sản phẩm. Tại sao ư? Hãy nghĩ xem tại sao họ lại vào thẳng trang web của bạn mà tìm kiếm mà không thông qua các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội. Bởi vì họ đánh giá cao trang web của bạn hơn các ý kiến của người khác hay kết quả từ Google.Muốn tăng lượng Direct Traffic điều đầu tiên hãy tăng sự nhận biết, phổ biến website bạn, hãy xây dựng một thương hiệu mạnh, điều đó dẫn đến tăng sự trung thành. Hãy suy nghĩ về những thói quen riêng của bạn như là một người đọc blog. Blog nào bạn thường hay truy cập nhất? Điều gì ở blog làm hấp dẫn bạn? Điều gì làm bạn truy cập website đó thường xuyên? Nếu độc giả biết bạn như là nguồn thông tin về một chủ đề cụ thể và họ nhớ những điều mà họ đã học được từ bạn trong quá khứ, họ sẽ có nhiều khả năng đến trực tiếp bạn. Với việc gia tăng sự trung thành (thói quen) bạn sẽ nhận được nhiều sự trở lại của khách truy cập.
Để có hiệu quả thu hút lượng Direct Traffic hãy làm một cái gì đó thật nổi bật, hãy tư duy theo một cách khác "Think Different", hãy tách bạn khỏi đám đông. Tất nhiên, Iris Tips biết rằng điều đó là không hề dễ dàng nhưng hãy lấy đó làm mục tiêu cho bạn.
Tiếp theo hãy sử dụng một tên miền dễ nhớ. Nếu mọi người không thể nhớ được tên miền của bạn, nó sẽ rất khó khăn cho bạn để xây dựng một lưu lượng truy cập trực tiếp đáng kể.
2b) Hãy cẩn trọng với Direct Traffic
Vậy Direct Traffic có thật sự tốt. Nếu thời gian season trung bình của khách truy cập dao động từ 4 đến 5 phút thì tốt thật. Nhưng thay vào đó nếu nó đem lại tỉ lệ Bounce Rate cao thì không tốt chút nào.Hãy kiểm tra thường xuyên lưu lượng truy cập đến từ nguồn này bằng Google Analytics, nếu có sự gia tăng đột biến về lưu lượng thì khả năng cao website của bạn đã bị h@ck hoặc dính những chiêu bẩn từ đối thủ cạnh tranh.
Hãy sử dụng các công cụ như Google Disavow Links hay bộ lọc của Google Analytics, .htaccess... ngăn chặn sớm nhất nguồn truy cập bất thường này để không làm ảnh hưởng đến website bạn.
3. Tỉ lệ Direct Traffic tối ưu cho website
Trở lại với Google Analytics, một trong những tính năng đáng giá nhất của nó là khả năng đi sâu vào chi tiết về các nguồn lưu lượng truy cập, không chỉ có bao nhiêu lưu lượng truy cập, mà còn ghi cụ thể đến từ nguồn nào Organic Search, Direct hay Social...Nhờ vào Google Analytics chúng ta có thể biết chính xác số phần trăm của từng nguồn traffic qua đó chúng ta sẽ có thể đặt ra những giải pháp nhằm điều chỉnh số phần trăm đó về tỉ lệ chúng ta mong muốn.
Iris Tips sẽ không đưa ra một con số cụ thể về tỉ lệ Direct Traffic vì nó phụ thuộc lĩnh vực website của bạn. Những website chuyên về thủ thuật, SEO thì có thể nhắm đến lượng Search Traffic, còn những webiste mua bán muốn nâng cao thương hiệu thì có lẽ quan tâm đến lượng Direct Traffic nhiều hơn. Tùy vào mục tiêu mà bạn nhắm đến chúng ta sẽ đưa ra cho mình những con số khác nhau phải không nào.
Trên đây là quan điểm của Iris Tips về Direct Traffic. Còn quan điểm của bạn về vấn đề trên như thế nào, Direct Traffic là Tốt hay Xấu? Tỉ lệ bao nhiêu là ổn? Hãy cho mọi người biết ý kiến của bạn nhé.
Tên blog mình dài quá lại thêm cái đuôi blogspot nữa nên chả ai nhớ. :-|
Trả lờiXóaBlog bạn tên hay mà. Với lại mình dùng domain free thì phải chịu thôi. Bạn lên Google tìm The 7 Characteristics of Good Domain Names bài nói về cách đặt tên domain cũng khá hay đó. Blog mình bị dính cái cuối, buồn luôn :~
XóaÝ tớ là tên nói dài quá! Mà dài thì người đọc... lười đánh. Biết vậy ngày xưa nghĩ cái tên nào ngắn ngắn chút thì giờ tiện quá biết bao nhiêu :-dig
Xóa17 ký tự công nhận lười thật |-( ;-P Nhưng mà giờ đa số các trình duyệt có tính năng autocomplete, ví dụ blog bạn gõ chữ s nhấn Enter là ok thôi. Ăn thua thói quen người dùng thôi. Lỡ xây dựng rồi đập bỏ xây lại cũng tiếc, giờ chủ yếu nhờ vào SEO vả chất lượng nội dung thôi.
XóaHiện số lượng người dùng Blogger khá nhiều rồi, nên kiếm tên ngắn mà đẹp cũng khó. Muốn kiếm được giờ một là hên tìm được tên chưa ai đăng ký, hai là thêm các tiền tố như số hay ký tự đặc biệt... hoặc là tìm các tên sai chính tả rồi xây dựng thương hiệu riêng. Google chẳng hạn.
Tớ có cái trang truyện tranh. Hôm nay hứng hứng mở analytic lên kiểm tra lại thấy cái direct nó gấp đôi cái search... nguy hiểm quá :wipe. Nhưng mà mỗi lần up chap truyện mới thì không viết gì nên nội dung gần như lặp lại mà cực ngắn. Iris có cách nào để khắc phục vấn đề này cho blogspot không?
XóaCái tỉ lệ cũng không quá quan trọng đâu, ăn thua nguồn direct traffic đến từ đâu (có đến từ webspam không) + lưu lượng có tăng đột biến không. Nhiều khi độc giả quen truy cập trang của bạn lưu vào bookmark cũng tốt đó chứ.
XóaMuốn nâng Search Traffic thì bạn có thể thêm vào link download của chap đó, vì giờ mình thấy đa số lên Google là tìm link download. Mấy site phim giờ cũng thấy làm theo cách đó. Bạn cũng có thể thêm cái Share hoặc Like để unlock link.
Tránh Duplicate content và nội dung dài một chút thì mỗi chap bạn có thể thêm vào phần giới thiệu sơ qua nội dung của chap đó hoặc tóm tắt lại nội dung chap trước vào mỗi chap truyện thấy cũng ok đó. /-st
Thôi đành để vậy vì dù sao cũng không thể sửa lại mấy trăm chap truyện được!
XóaBạn ơi cho mình hỏi sao Google nó index cả *.blogspot.com trong khi mình đã có domain rồi @.@
Trả lờiXóaBạn kiểm tra coi cài đặt trỏ tên miền đầy đủ chưa, mới gắn domain hay lâu rồi?
XóaThử vào 1 bài viết với tên miên .blogspot.com xem có tự chuyển hướng sang domain mới hay không.
Nếu ok rồi thì bạn hãy đợi một khoảng thời gian. Google sẽ dần index domain mới của bạn. Trong khoảng thời gian này bạn sẽ vẫn thấy tên miền blogspot cũ của bạn xuất hiện trong các chỉ mục tìm kiếm, Google sẽ cần một thời gian để thu thập toàn bộ thông tin trang web cũ của bạn.
Nhớ cập nhật cả trong Google Webmaster Tools. Bạn cũng có thể kiểm tra tiến trình index domain mới trong đấy.
Thị trường Marketing ngày càng sôi động với sự bùng nổ của các nền tảng mới như TikTok, Threads… Bên cạnh Google, đây là những kênh traffic tiềm năng, mở ra vô số cơ hội thu hút và chuyển đổi khách hàng. Do đó, Dịch vụ tăng traffic chất lượng giúp bạn tăng lưu lượng truy cập (sessions) vào Website, tăng doanh thu hiệu quả.
Trả lờiXóa